Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ - L/C
Hiện nay có nhiều phương thức thanh toán khác nhau được sử dụng giữa bên mua và bên bán, trong đó phương thức thanh toán theo thư tín dụng chứng từ L/C được sử dụng phổ biến nhất. Hôm nay Future Go sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây
Khái niệm
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ L/C được hiểu là văn bản do ngân hàng nhập khẩu phát hành cam kết trả tiền cho người xuất khẩu sau khi người này xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Do đó L/C này được gọi là L/C thương mại hay L/C chứng từ. L/C được lập trên cơ sở các điều khoản trong hợp đồng nhưng hoàn toàn độc lập với hợp đồng.

Đặc điểm
L/C được chia làm nhiều loại như sau:
- Thư tín dụng có thể hủy bỏ (Revocable L/C)
- Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C)
- Thư tín dụng có xác nhận (Confirmed L/C)
- Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C)
- Thư tín dụng giáp lưng (Back to Back L/C)
- Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit)
- Thư tín dụng dự phòng (Standby Letter of Credit)
- Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)
- Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red Clause L/C)

2. Nội dung chính cần có trong bản L/C
- Số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C
- Loại L/C
- Tên và địa chỉ các bên liên quan: người yêu cầu mở L/C, người hưởng lợi, các ngân hàng…
- Số tiền, loại tiền
- Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền, và thời hạn giao hàng
- Điều khoản giao hàng: điều kiện, nơi giao hàng…
- Nội dung về hàng hóa: tên, số lượng, trọng lượng, bao bì, đóng gói. …
- Những chứng từ người hưởng lợi phải xuất trình: hối phiếu, hóa đơn thương mại, vận đơn, chứng từ bảo hiểm, C/0, C/Q…
- Cam kết của ngân hàng mở thư tín dụng
- Những nội dung khác
2. Quy trình thực hiện phương thức thanh toán L/C
- Bên xuất khẩu dựa vào hợp đồng ngoại thương mở L/C tại ngân hàng của mình để cho bên xuất khẩu hưởng
- Dựa theo yêu cầu của người hưởng thì ngân hàng nhập khẩu phát hành L/C, chuyển bản chính L/C cho người xuất khẩu nội dung để ngân hàng xuất khẩu hưởng (Ngân hàng thông báo).
- Ngân hàng đại diện bên nhà xuất khẩu xác nhận L/C gửi lại bản chính cho bên nhà xuất khẩu.
- Căn cứ vào nội dung của L/C, người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu.
- Khi giao hàng bên xuất hoàn thiện chứng từ và hối phiếu gửi về ngân hàng đầu xuất yêu cầu nhận tiền cho bộ chứng từ đó.
- Ngân hàng thông báo nhận được bộ chứng từ đạt yêu cầu sẽ làm thủ tục thanh toán.
- Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán cho Ngân hàng bên đầu nhập.
- Ngân hàng bên nhập (Ngân hàng phát hành L/C) sau khi nhận được bộ các chứng từ từ Ngân hàng thông báo chuyển đến kiểm tra thấy đạt yêu cầu trong L/C sẽ tiến hành chuyển tiền cho ngân hàng thông báo.
- Ngân hàng bên nhập báo với nhà nhập khẩu biết đã trả tiền cho nhà xuất khẩu, đồng thời yêu cầu nhà nhập khẩu hoàn tiền cho mình thì mới đưa bộ chứng từ nhập khẩu để làm thủ tục nhập hàng.
3. Những điểm cần lưu ý của L/C
- Người nhập khẩu muốn ngân hàng phát hành thư tín dụng phải viết giấy yêu cầu phát hành thư tín dụng nhập khẩu gửi đến ngân hàng phát hành L/C Việt Nam.
- Những vấn đề sửa đổi L/C của nước ngoài gửi đến phải được ngân hàng phát hành L/C thông báo cho đơn vị nhập khẩu.
- Người hưởng lợi phải kiểm tra thư tín dụng.
Chia sẻ bài viết
Các bài viết khác
Donald Trump đắc cử lần thứ hai và những tác động liên quan đến Logistics
Donald Trump đắc cử lần thứ hai và những tác động liên quan đến Logistics trong bối cảnh thị trường Logistics đang trải qua....
Xu hướng, dự báo tăng trưởng của ngành Logistic Việt Nam
Ngành logistics và quản trị chuỗi cung ứng tại Việt Nam đang trên đà phục hồi mạnh mẽ, tạo ra nhiều cơ hội và triển vọng tích cực. Dù phải...