Khu vực logistics miền Trung sẽ ra sao nếu Đà Nẵng và Quảng Nam sáp nhập?
Chiều ngày 29/3/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định chủ trương sáp nhập Đà Nẵng và Quảng Nam. Việc sáp nhập 2 địa phương là cơ hội lịch sử để Quảng Nam và Đà Nẵng không chỉ cùng nhau xây dựng một trung tâm văn hoá kinh tế đổi mới mà còn chuyển biến mạnh mẽ về ngành Logistics. Hãy cùng Future Go tìm hiểu những biến đổi Logistics sau khi 2 địa phương sáp nhập nhé!
Lợi thế của vùng đất Quảng Đà
Cảng Tiên Sa – Đà Nẵng là cảng nước sâu lớn nhất khu vực, đóng vai trò chủ chốt trong hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt với các tuyến hàng hải quốc tế. Ngoài ra, với hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại và đồng bộ, bao gồm các tuyến đường bộ, đường hàng không và đường sắt, giúp thành phố trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng từ Bắc vào Nam. Cùng với đó là dự án cảng Liên Chiểu đang được triển khai cho thấy sự đầu tư quyết liệt để đẩy mạnh giao thương Quốc tế.

Nếu Đà Nẵng mạnh về cảng biển và hạ tầng giao thông, thì Quảng Nam lại là trung tâm sản xuất và công nghiệp, tạo nguồn hàng dồi dào cho ngành logistics, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp ô tô, cơ khí, dệt may và chế biến nông sản. Các khu công nghiệp như Chu Lai, Tam Thăng, Điện Nam – Điện Ngọc là những điểm tập trung sản xuất lớn, cung cấp lượng hàng hóa khổng lồ cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Cơ hội lịch sử để vùng đất Quảng Đà vươn ra biển lớn
Chuyên gia Future Go Logistics cho rằng việc sáp nhập Đà Nẵng và Quảng Nam đang trở thành một chiến lược quan trọng để tối ưu hóa hệ thống giao thông và logistics tại khu vực miền trung. Đà Nẵng với vị trí cảng biển chiến lược và Quảng Nam với các khu công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ, khi kết hợp sẽ tạo thành một trung tâm logistics, góp phần giảm chi phí vận chuyển, nâng cao hiệu quả cung ứng và kết nối các thị trường trong và ngoài nước. Sự liên kết giữa hai địa phương này sẽ giúp phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ hơn, khắc phục tình trạng tắc nghẽn cảng, đồng thời tạo ra mạng lưới kho bãi rộng khắp, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng cao. Đặc biệt, việc sáp nhập cũng sẽ tạo cơ hội thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành logistics miền Trung, đồng thời gia tăng sức cạnh tranh của khu vực này trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa.
Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đã nêu rõ, xây dựng Đà Nẵng – Quảng Nam mới phải trở thành một cực tăng trưởng của Việt Nam, có năng lực cạnh tranh cao của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Một Đà Nẵng – Quảng Nam mới, cần định vị mình không chỉ là trung tâm kinh tế – xã hội của miền Trung mà còn thể hiện vai trò tiên phong dẫn dắt các địa phương khác trong quá trình phát triển hiện đại. Việc Đà Nẵng và Quảng Nam sáp nhập là một cơ hội vàng đối với ngành logistics, để tái cấu trúc mô hình logistics hiện đại, tối ưu hóa chuỗi cung ứng và xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững trong tương lai.