Incoterms là gì và các vấn đề cần lưu ý?
Incoterms được coi là kim chỉ nam đối với bất kỳ ai làm nghề xuất nhập khẩu hàng hóa. Incoterms ảnh hưởng đến công việc của người mua, người bán, đến giá hàng,…Vì vậy, việc hiểu rõ và vận dụng Incoterms trong thực tế như thế nào được người làm nghề đặc biệt quan tâm.
1. Incoterms là gì?
Incoterms là 1 bộ các quy tắc giải thích các điều kiện thương mại phản ánh thực tiễn nghĩa vụ giao nhận hàng hóa giữa các bên mua và bán trong hợp đồng ngoại thương.
Các quy tắc của Incoterms tựu trung quy định:
- Trách nhiệm: Ai làm gì?
- Rủi ro: Rủi ro của người bán hàng giao cho người mua bắt đầu từ khi nào, ở đâu?.
- Chi phí: Ai sẽ là người trả loại chi phí nào?
Vì vậy, Incoterms được tạo ra để giảm thiểu rủi ro và xác định rõ ràng trách nhiệm của mỗi bên trong giao dịch thương mại quốc tế. Nhờ đó, người mua và người bán có thể hiểu rõ hơn về ai chịu trách nhiệm cho việc vận chuyển, bảo hiểm và các thủ tục hải quan.
Tóm tắt thì Incoterms được phân thành 4 nhóm : E, F, C và D
1.1 Nhóm E: EXW
Ở điều kiện này thì người bán giao hàng cho người mua tại kho của nhà máy/xưởng sản xuất nên mọi trách nhiệm và rủi ro người bán giao cho người mua sau khi ký hợp đồng. Mọi nghiệp vụ Logistics phát sinh từ đây sẽ do người mua quyết định và chịu chi phí. Người bán không làm gì cả.
1.2 Nhóm F: FCA, FAS, FOB
Nếu bên bán có khả năng làm thủ tục hải quan xuất khẩu, để thuận tiện bên bán nên nhận làm việc này (tự chịu chi phí phát sinh là thuế xuất khẩu) và đề nghị ký hợp đồng theo điều kiện FCA. Bên bán thường dự tính trước tiền thuế xuất khẩu phải nộp và tính vào tiền hàng phải thu bên mua.

1.3 Nhóm C: CPT, CIP, CFR, CIF

1.4 Nhóm D: DAP, DPU, DDP

2. Trách nhiệm và rủi ro
Mỗi điều khoản Incoterms 2020 xác định rõ ai là người chịu trách nhiệm cho việc vận chuyển, bảo hiểm và các thủ tục hải quan khác. Như trong EXW, người mua phải tự chịu rủi ro từ lúc hàng hoá rời xưởng của người bán. Trong khi đó, DDP thì ngược lại, người bán sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm cho đến khi hàng hoá đến được điểm đích của người mua.
Mặc dù Incoterms 2020 cung cấp rõ ràng trách nhiệm của các bên nhưng vẫn cần thiết sử dụng các thoả thuận bổ sung để đảm bảo các yêu cầu cụ thể của giao dịch.
Incoterms 2020 đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các quyền và trách nhiệm của các bên tham gia trong giao dịch thương mại quốc tế. Để đảm bảo một giao dịch suôn sẻ và đáng tin cậy, các doanh nghiệp cần hiểu rõ và áp dụng đúng Incoterms 2020 cùng với thỏa thuận bổ sung phù hợp.