THANH TOÁN QUỐC TẾ (Phần 1)

Mục lục

Thanh toán Quốc tế là gì?

Thanh toán Quốc Tế là việc thực hiện nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với các tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.

Đặc điểm của thanh toán Quốc tế

  • Hoạt động thanh toán quốc tế chịu sự điều chỉnh của luật pháp và các tập quán quốc tế.
  • Hoạt động thanh toán quốc tế liên quan đến các chủ thể ở hai hay nhiều quốc gia, do đó, các chủ thể khi tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế không những chịu sự điều chỉnh của luật quốc gia, mà còn phải tuân thủ các văn bản pháp lý quốc tế.
  • Phòng thương mại quốc tế ban hành UCP, URC, INCOTERMS… tạo ra một khung pháp lý bình đẳng, công bằng cho các chủ thể khi tham gia vào hoạt động thương mại và thanh toán quốc tế, tránh những hiểu lầm đáng tiếc xảy ra.
  • Hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện phần lớn thông qua hệ thống ngân hàng.
  • Trừ một số lượng rất nhỏ hàng hóa xuất nhập khẩu được mua bán qua con đường tiểu ngạch thì hầu hết kim ngạch xuất nhập khẩu của một quốc gia được phản ánh qua doanh số thanh toán quốc tế của hệ thống ngân hàng thương mại. Trong thực tiễn, người xuất khẩu và người nhập khẩu không được phép tiến hành thanh toán trực tiếp cho nhau, mà theo luật định phải thanh toán qua hệ thống ngân hàng.
  • Việc thanh toán qua ngân hàng đảm bảo cho các khoản chi trả được thực hiện một cách an toàn, nhanh chóng và hiệu quả.
  • Trong thanh toán quốc tế, tiền mặt hầu như không được sử dụng trực tiếp mà dùng các phương tiện thanh toán.
  • Các phương tiện thường được sử dụng trong thanh toán quốc tế như hối phiếu, kỳ phiếu và séc thanh toán.
  • Trong thanh toán quốc tế, ít nhất một trong hai bên có liên quan đến ngoại tệ.
  • Do việc liên quan đến ngoại tệ, nên hoạt động thanh toán quốc tế sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của tỷ giá hối đoái và vấn đề quản lý dự trữ ngoại hối của quốc gia.
  • Ngôn ngữ sử dụng trong thanh toán quốc tế chủ yếu bằng tiếng Anh.
  • Giải quyết tranh chấp chủ yếu bằng luật quốc tế.

Các hình thức thanh toán Quốc tế

  • Phương thức ghi sổ – Open Account
  • Phương thức nhờ thu – Collection:
    • Phương thức nhờ thu trơn
    • Phương thức nhờ thu kèm chứng từ – Documentary collection
  • Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ – Letter of Credit (L/C)
  • Phương thức chuyển tiền (Điện chuyển tiền) – Remittance

Phương thức ghi sổ - Open Account

Khái niệm

Phương thức chuyển tiền (Remittance) là phương thức mà trong đó khách hàng (người yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng quy định.

Đặc điểm

  • Là một phương thức thanh toán không có sự tham gia của ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản và thu tiền cho người ghi sổ.
  • Chỉ mở sổ đơn biên, không mở sổ song biên, nếu người bị ghi sổ mở sổ để theo dõi thì sổ đó không có giá trị quyết toán giữa hai bên.
  • Với góc độ thu tiền, phương thức này chỉ có hai thành phần tham gia: người ghi sổ và người bị ghi sổ.
  • Giá cả hàng hóa ghi trên hợp đồng cơ sở của phương thức ghi sổ thường cao hơn giá cả hàng hóa ghi trên hợp đồng cơ sở khi trả tiền ngay.
  • Phương thức thanh toán ghi sổ về thực chất là phương thức tài trợ nhập khẩu, do đó rủi ro sẽ thuộc về người bị ghi sổ.

Các bên tham gia

Chỉ có bên xuất khẩu và nhập khẩu. Ngân hàng chỉ đóng vai trò là bên mở tài khoản và thực hiện thanh toán dựa trên từng thời điểm đã thỏa thuận thanh toán của bên nhập khẩu gửi cho bên xuất khẩu

Quy trình thực hiện

  1. Bên xuất khẩu giao hàng/ dịch vụ và gửi chứng từ cho bên nhập khẩu nhận hàng
  2. Bên xuất khẩu ghi nợ vào tài khoản và báo nợ trực tiếp cho bên nhập khẩu
  3. Định kỳ thanh toán (tháng, quý hoặc nửa năm) bên nhập khẩu chuyển tiền qua ngân hàng thanh toán cho bên xuất khẩu hoặc thanh toán bằng séc

Khi nào nên sử dụng phương thức thanh toán ghi sổ?

  • Khi 2 bên có quan hệ mua bán thường xuyên với số lượng không lớn và có sự tin cậy lẫn nhau
  • Bên xuất khẩu gửi hàng cho bên nhập khẩu hoặc đại lý phân phối ở nước ngoài.
  • Thanh toán phí dịch vụ như cước phí vận tải, bảo hiểm, bưu điện, tiền hoa hồng, phí ủy thác, lãi cho vay hoặc lợi tức đầu tư.
  • Dùng trong phương thức gia công
  • Phương thức này chỉ có lợi cho người bị ghi sổ

Những điểm cần lưu ý

  • Chưa có luật và tập quán quốc tế điều chỉnh phương thức thanh toán ghi sổ. Khi áp dụng cần vận dụng luật quốc gia của nước mở sổ cái và/hoặc thỏa thuận ngân hàng đại lý giữa hai ngân hàng (nếu có).
  • Cần quy định cụ thể đồng tiền ghi nợ trên sổ cái, đồng tiền thanh toán, phương thức chuyển tiền, chế tài thanh toán chậm, thiếu hoặc không thanh toán.
  • Trong phương pháp này, bên xuất khẩu mở tài khoản (mở sổ) còn bên nhập khẩu không mở sổ song song. Trường hợp có mở sổ thì chỉ có giá trị theo dõi chứ không có giá trị thanh toán.

Tin tức liên quan

Ngoại thương là gì? Các hoạt động ngoại thương

Ngoại thương là gì? Các hoạt động của ngoại thương 10.10.2024 Chia sẻ bài viết Facebook-f X-twitter Linkedin-in Trang chủ Trong xu thế hội nhập, hàng hoá không chỉ được lưu thông mạnh mẽ trong nước mà cả thị trường các Quốc gia khác nhau. Vậy hoạt động này có

Xem thêm »
Logistics là gì? Phân biệt Logistics và xuất nhập khẩu

Logistics là gì? Phân biệt Logistics và xuất nhập khẩu 03.1.2024 Chia sẻ bài viết Facebook-f X-twitter Linkedin-in Logistics là gì? Logistics và xuất nhập khẩu có phải là một hay không? Hầu hết ai cũng đã từng nghe qua những cái tên này một lần nhưng thực tế không

Xem thêm »
Mừng ngày thành lập công ty Future Go

Mừng ngày thành lập công ty Future Go 4/10 09.12.2024 Chia sẻ bài viết Facebook-f X-twitter Linkedin-in 4/10 là hoạt động được tổ chức định kỳ hằng năm nhằm mừng ngày thành lập công ty Future Go. Đặc biệt hơn, năm nay ngoài những tiếc mục thường niên như ca

Xem thêm »
Contact Me on Zalo